WordPress là gì?

WordPress là một công cụ mã nguồn blog mở & miễn phí, và là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) dựa trên PHP và MySQL, chạy trên một dịch vụ lưu trữ web. Tính năng bao gồm một hệ thống plug-in và khuôn mẫu web. WordPress được sử dụng bởi hơn 18,9% trong 10 triệu trang web hàng đầu. WordPress là hệ thống viết blog phổ biến nhất được sử dụng trên Web với hơn 60 triệu trang web sử dụng.

WordPress lần đầu tiên được phát hành vào ngày 27 Tháng 5 năm 2003, bởi người sáng lập là Matt Mullenweg và Mike Little. Tính đến ngày 26 tháng 11 năm 2013, phiên bản 3.7 đã được tải về gần 10 triệu lượt.

WordPress là gì? - WordPress WordPress.com WordPress.org - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
WordPress Logo

WordPress có một hệ thống khuôn mẫu web (web template system) bằng cách sử dụng một bộ xử lý mẫu (template processor)

Nội dung chính

Themes WordPress

Người sử dụng có thể cài đặt WordPress và chuyển đổi giữa các Theme. Theme cho phép người dùng thay đổi giao diện và chức năng của một trang web WordPress hoặc cài đặt mà không thay đổi nội dung thông tin hoặc cấu trúc của trang web. Theme có thể được cài đặt bằng cách sử dụng WordPress “Appearance” qua công cụ quản trị hoặc các thư mục Theme có thể được tải lên thông qua FTP. PHP, HTML & CSS ​​được sử dụng trong các Theme có thể được thêm vào hoặc thay đổi nội dung để thêm vào các tính năng theo ý muốn. Hiện tại có rất nhiều Theme WordPress, một số miễn phí, và một số có tính phí.

Plugins WordPress

WordPress là gì? - WordPress WordPress.com WordPress.org - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
WordPress Plugins

Một tính năng rất phổ biến của WordPress là kiến trúc plugin của nó cho phép người dùng và các nhà phát triển có thể mở rộng khả năng của WordPress vượt ra ngoài tính năng ban đầu của nó. WordPress có một cơ sở dữ liệu hơn 26.000 plugin, mỗi plugin cung cấp các chức năng tùy chỉnh và các tính năng cho phép người dùng chỉnh trang web của họ phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của họ. Các tùy chỉnh từ cải thiện SEO (Search Engine Optimization) cho website đến việc hỗ trợ để hiển thị các nội dung, chẳng hạn như việc bổ sung các tiện ích (widget) và thanh điều hướng.

Những đặc điểm, tính năng nổi bật của WordPress

  • Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể tự viết Plugin hoặc thay đổi mã nguồn WordPress.
  • Được phát triển trên nhiều ngôn ngữ (có hỗ trợ tiếng việt).
  • Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
  • Có hệ thống Theme phong phú, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt.
  • Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
  • Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
  • WordPress có những Widget (ứng dụng tạo thêm) như :
    • Thống kê số lượt truy cập blog
    • Các bài mới nhất
    • Các bài viết nổi bật nhất
    • Các comment mới nhất
    • Liệt kê các chuyên mục
    • Liệt kê các Trang
    • Danh sách các liên kết
    • Liệt kê số bài viết trong từng tháng…
  • Ngoài thống kê số lượt truy cập của từng ngày cho blog, WordPress còn thống kê số lượt truy cập của từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó chủ blog sẽ có định hướng nên viết về nội dung gì trong tương lai.
  • Các comment có thể phải được duyệt rồi mới cho đăng, comment nào có nội dung không phù hợp có thể xóa, nếu cho là spam thì sau này IP đó không có thể gửi comment vào blog được nữa.
  • Admin (chủ blog) có thể cho 35 cộng tác viên gửi bài vào blog, có thể phân quyền cho các cộng tác viên theo các cấp độ khác nhau. Lưu giữ danh sách thành viên đã ghé thăm trang blog. Admin cũng có thể cho bất kỳ ai đăng bài qua email vào blog miễn là admin cho họ một địa chỉ email bí mật của blog (địa chỉ này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào).
  • Sao lưu dữ liệu nhằm khôi phục nội dung blog một cách dễ dàng khi blog bị hack, và cung cấp công cụ chuyển nhà từ các blog khác sang blog WordPress.

Multi-user và multi-blogging

Trước khi WordPress 3.0 ra mắt, WordPress chỉ hỗ trợ một blog cho mỗi cài đặt, mặc dù nhiều bản sao có thể được chạy từ thư mục khác nhau nếu cấu hình sử dụng các bảng cơ sở dữ liệu riêng biệt. WordPress Multi-User (WordPress MU) được tạo ra để cho phép nhiều blog để tồn tại trong một cài đặt nhưng có thể được quản lý bởi một người quản lý. WordPress MU làm cho nó có thể kiểm soát và quản lý tất cả các blog từ một bảng điều khiển duy nhất. WordPress MU sẽ thêm vào cơ sở dữ liệu tám bảng dữ liệu mới cho mỗi blog.

Trong bản phát hành của WordPress 3.0, WordPress MU đã sáp nhập với WordPress.

Mobiles

Ứng dụng của WordPress có trên WebOS, Android, iOS (iPhone, iPod Touch, iPad), Windows Phone, và BlackBerry. Các ứng dụng này được thiết kế bởi Automattic có thể sử dụng để thêm bài viết và các trang, bình luận, quản lý bình luận, trả lời ý kiến bình luận và xem các số liệu thống kê.

Các tính năng khác của WordPress

WordPress cũng có tính năng quản lý liên kết, giúp thân thiện với công cụ tìm kiếm (search engine–friendly), cấu trúc link thân thiện. WordPress cũng hỗ trợ các tiêu chuẩn Trackback và Pingback để hiển thị các liên kết đến các trang web khác đã tự liên kết với bài viết.

Lịch sử của WordPress

b2/cafelog, thường được gọi đơn giản là b2 hoặc cafelog, là tiền thân của WordPress. b2/cafelog ước tính đã được sử dụng trên khoảng 2.000 blog vào tháng 5 năm 2003. Nó được viết bằng PHP sử dụng với MySQL bởi Michel Valdrighi, hiện là một nhà phát triển đóng góp cho WordPress. Mặc dù WordPress là sự kế thừa chính thức, một dự án khác, b2evolution, cũng đang  tích cực phát triển.

WordPress xuất hiện đầu tiên vào năm 2003 như là một nỗ lực chung giữa Matt Mullenweg và Mike Little. Christine Selleck Tremoulet, một người bạn của Mullenweg, đã đề xuất sử dụng tên WordPress.

Trong năm 2004, điều khoản cấp phép cho dịch vụ Movable đã được thay đổi bởi Six Apart và nhiều người sử dụng có ảnh hưởng nhất của nó đã chuyển sang sử dụng WordPress.

WordPress.com là gì?

WordPress.com là một dịch vụ blog miễn phí sử dụng nền tảng blog WordPress để cung cấp không gian lưu trữ blog cho người dùng.

WordPress là gì? - WordPress WordPress.com WordPress.org - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
WordPress.com

Người dùng có thể sử dụng đa số những tính năng ưu việt và thân thiện của WordPress để sử dụng trong việc tạo một blog cho riêng mình

Những ưu điểm khi sử dụng phiên bản miễn phí tại WordPress.com:

  • Bạn không cần phải đầu tư cho không gian lưu trữ web (hosting).
  • Bạn không cần chi phí cho đội ngũ kỹ thuật để blog của bạn hoạt động ổn định
  • Blog của bạn được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu của WordPress.com nên hoạt động rất ổn định và nhanh (nếu bạn ở nước ngoài). Điều này mang lại cho blog của bạn thời gian phản hồi thấp, cộng với thiết kế thân thiện với SEO nên blog của bạn rất dễ làm SEO để lên TOP Search Engine khi bạn cung cấp những nội dung chuyên biệt và hữu ích.

Tuy nhiên, có một số hạn chế khi sử dụng phiên bản miễn phí tại WordPress.com

  • Bạn không thể sử dụng tên miền riêng cho blog của mình
  • Bạn không thể tải lên Video
  • Bạn không thể sử dụng Javascript của riêng bạn trên blog
  • Bạn không sử dụng được hệ thống Plugin phong phú cung cấp cho nền tảng WordPress
  • Không gian lưu trữ chỉ là 3GB (nhưng cũng đủ cho một blog vừa và nhỏ)
  • Trên blog của bạn sẽ có hiển thị quảng cáo từ WordPress.com
  • Truy cập tại Việt Nam đôi lúc gặp khó khăn và trục trặc

WordPress.org là gì?

WordPress.org là nơi cung cấp nền tảng (mã nguồn) miễn phí cho phép bạn xây dựng blog trên không gian lưu trữ của riêng mình. Bạn có thể sử dụng tất cả những tính năng tiện lợi mà phiên bản miễn phí của WordPress.com không cung cấp. Hiện nay, nhắc đến WordPress người ta thường nghĩ ngay đến WordPress tự host hay còn gọi là WordPress Self-Hosted. Bạn có thể vào trang http://wordpress.org để tải về mã nguồn của WordPress

WordPress là gì? - WordPress WordPress.com WordPress.org - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
WordPress.org

Những ưu điểm khi sử dụng nền tảng WordPress.org :

  • Bạn có thể tự do tuỳ chỉnh của mã nguồn WordPress theo ý muốn.
  • Bạn có thể sử dụng bất kỳ tên miền nào theo ý muốn (ví dụ : http://blog-xtraffic.pep.vn)
  • Bạn có thể cài đặt bất kỳ Plugin nào trong kho Plugin phong phú được cung cấp tại http://wordpress.org/plugins/ hoặc bất kỳ trang nào.
  • Bạn có thể cài đặt bất kỳ Theme nào trong kho Theme phong phú được cung cấp tại http://wordpress.org/themes/ hoặc bất kỳ trang cung cấp Theme WordPress nào.
  • Bạn có thể sử dụng mã Javascript của bạn trên blog
  • Bạn có thể tải lên tập tin bất kỳ định dạng nào mà bạn muốn

Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng WordPress.org trên host riêng cũng có những hạn chế

  • Bạn phải có kiến thức về host để tạo và quản lý blog
  • Bạn phải mất chi phí để thuê host hoặc server để chạy blog.
  • Bạn phải có tên miền để trỏ về blog của bạn. Bạn có thể sử dụng tên miền miễn phí hoặc trả phí để trỏ về blog

Cấu trúc trang quản trị của WordPress

WordPress là gì? - WordPress WordPress.com WordPress.org - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
Giao diện trang quản trị của WordPress

Trang quản trị của WordPress bao gồm các phần sau

  • Dashboard : Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt về website WordPress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ WordPress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.
  • Updates : Hiển thị tất cả các theme, plugin, và nền tảng WordPress khi có phiên bản mới.
  • Posts : Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).
    • All posts : Quản lý tất cả các bài viết.
    • Add new : Đăng bài viết mới.
    • Categories : Quản lý tất cả các danh mục.
    • Tags : Quản lý tất cả các Post Tag.
  • Media : Trang quản lý tất cả các tập tin đa phương tiện như hình ảnh, video, tập tin văn bản,… được tải lên web. Bạn có thể thêm hoặc xoá bất kỳ tập tin nào tại trang này.
  • Pages : Trang quản lý những trang tĩnh (page). Điểm khác biệt giữa trang tĩnh (Page) và bài viết (Posts) là trang tĩnh có thể được thêm vào thanh điều hướng (menu) còn bài viết thì không. Bạn có thể tạo một trang tĩnh để giới thiệu về công ty hoặc sản phẩm, hoặc làm trang liên hệ rồi đưa vào menu để người xem dễ nhận biết.
  • Comments : Trang quản lý các ý kiến bình luận trên website của bạn. Bạn có thể xoá hoặc cấm bất kỳ người nào sử dụng chức năng này trên web của bạn
  • Feedback : Là trang quản lý những hồi âm, liên hệ của khách hàng gửi cho bạn
  • Appearance : Trang quản lý giao diện web. Tại đây bạn có thể cài đặt và sử dụng những Theme WordPress khác nhau, cũng như chỉnh sửa CSS theo ý của bạn. Bạn có thể tìm các Theme cho WordPress tại trang http://wordpress.org/themes/
  • Plugins : Trang quản lý các Plugin bổ sung tính năng cho website của bạn. Bạn có thể cài đặt hoặc gỡ bỏ bất kỳ Plugin nào tại trang này. Bạn có thể tìm các Plugin cho WordPress tại trang http://wordpress.org/plugins/
  • Users : Trang quản lý người dùng đã đăng ký sử dụng tại website của bạn. Bạn có thể thêm, xoá hoặc phân quyền cho bất kỳ người dùng nào tại trang này.
  • Tools : Trang quản lý xuất/nhập dữ liệu. Bạn có thể xuất ra file để làm file backup cho website phòng trường hợp website của bạn bị hack, bị mất dữ liệu trong tương lai, từ đó bạn có thể sử dụng công cụ import để khôi phục lại dữ liệu đã export
  • Settings : Trang chỉnh sửa các thông số chung cho website như url của web, timezone, Date Format, cấu trúc đường dẫn,…. Thông thường việc quản lý và chỉnh sửa thông số của các Plugin cũng được thực hiện tại đây.

Những giải thưởng mà WordPress đã đạt được

Trong năm 2007, WordPress giành được giải thưởng Packt Open Source CMS Awards.

Trong năm 2009, WordPress giành được giải thưởng Packt best Open Source CMS Awards.

Trong năm 2010, WordPress giành được giải thưởng Hall of Fame CMS.

Trong năm 2011, WordPress giành được giải thưởng Open Source Web App of the Year Award at The Critters.

Leave a Comment