Tối ưu cấu hình WordPress với wp-config.php

Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm thế nào để tối ưu WordPress thông qua file cấu hình wp-config.php để giúp website WordPress của bạn nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tối ưu cấu hình WordPress với wp-config.php - Tối ưu WordPress WordPress - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website

wp-config.php là một tập tin PHP nằm trong thư mục chứa website WordPress của bạn, bạn có thể tìm thấy file wp-config.php theo như danh sách như hình 1 bên dưới đây :

Tối ưu cấu hình WordPress với wp-config.php - Tối ưu WordPress WordPress - Wordpress Thủ thuật Blog Phát triển website
wp-config.php (Hình 1)

Đây là tập tin chứa các thông tin cấu hình cần thiết để WordPress hoạt động bao gồm các thông tin như : thông tin đăng nhập MySQL, Authentication Keys,…

Các bạn cần lưu ý là các đoạn mã thiết lập bên dưới cần phải thêm vào phía trước dòng “require_once(ABSPATH . ‘wp-settings.php’);” trong file wp-config.php , nếu bạn thêm sau dòng này có thể gây ra lỗi website.

Tối ưu cấu hình để tăng tốc WordPress

Cấu hình Post Revisions, Auto Save

Post Revisions cũng là bài viết được lưu trong bảng “wp_posts” của database, tuy nhiên nó chỉ thể hiện trong trang quản lý bài viết của /wp-admin/ mà không hiển thị ra trang ngoài.

Mỗi khi bạn soạn thảo bài viết trên WordPress thì WordPress sẽ tự động lưu lại các phiên bản của bài viết đó để bạn so sánh các thay đổi nội dung so với trước kia.

Điều này có thể cần thiết đối với nhu cầu của 1 số người, tuy nhiên nếu bạn không cấu hình Post Revisions cho WordPress thì sẽ có vô số bản nháp không cần thiết khi số lượng bài viết của bạn ngày càng nhiều, điều này sẽ có thể làm chậm website của bạn do việc xử lý database ngày càng nhiều.

Để khắc phục điều này, bạn có thể thêm các dòng sau

define ('WP_POST_REVISIONS', 6); /* Giới hạn mỗi bài viết chỉ có tối đa 6 Post Revisions */
define ('WP_POST_REVISIONS', false); /* Vô hiệu Post Revisions */

Theo mặc định thì khoảng 60 giây thì WordPress sẽ tự động tạo một phiên bản Post Revisions khi bạn đang soạn thảo bài viết, nếu bạn muốn tăng khoảng thời gian này lên thì có thể thêm vào dòng sau :

define ('AUTOSAVE_INTERVAL', 300); /* Cứ mỗi 300 giây thì tạo Post Revisions, mặc định của WordPress là 60 giây */

Cấu hình dọn dẹp Trash (thùng rác)

Khi bạn xoá post, page,… thì WordPress sẽ không xoá ngay mà tạm thời di chuyển chúng vào Trash để bạn có thể khôi phục lại nếu muốn. Theo mặc định thì WordPress sẽ xoá tất cả các đối tượng nằm trong Trash nếu sau 30 ngày bạn không khôi phục nó (tính từ lúc di chuyển đối tượng vào Trash). Nếu bạn muốn thay đổi thời gian mặc định này, bạn có thể thêm dòng sau

define ('EMPTY_TRASH_DAYS', 7); /* Xoá tất cả các đối tượng trong Trash có thời gian lớn hơn 7 ngày */
define ('EMPTY_TRASH_DAYS', 0); /* Vô hiệu Trash.Có nghĩa là khi bạn xoá đối tượng thì WordPress sẽ không lưu trữ trong Trash nữa mà xoá luôn, và bạn không thể khôi phục lại dữ liệu được nữa. */

Tăng giới hạn bộ nhớ PHP cho WordPress

Theo mặc định thì WordPress sẽ thiết lập giới hạn bộ nhớ (RAM Memory) là 32 MB (Megabytes). Nếu nhà cung cấp Host bạn đang sử dụng cho phép bạn sử dụng nhiều hơn 32 MB RAM thì hãy thêm dòng sau

define ('WP_MEMORY_LIMIT', '128M'); /* Tăng giới hạn bộ nhớ cho WordPress lên 128 Megabytes */

Lưu ý nếu bạn thiết lập thông số này cao hơn giới hạn cho phép của Host hoặc VPS thì sẽ không có tác dụng.

Thiết lập này sẽ rất hữu ích khi website của bạn phải xử lý nhiều dữ liệu như database lớn, sử dụng nhiều plugins,…

Automatic Database Optimizing

Từ phiên bản 2.9 trở đi thì WordPress cung cấp tính năng tối ưu và sửa chữa database (Optimizing & Repair Database). Đây là tính năng đặc biệt hữu ích khi WordPress không thể truy vấn table nào đó trong database do table đó bị crash. Để kích hoạt tính năng này, bạn thêm dòng sau

define ('WP_ALLOW_REPAIR', true); /* Kích hoạt Optimizing & Repair Database */

Sau khi kích hoạt tính năng, bạn truy cập vào url {$your_site}/wp-admin/maint/repair.php để thực hiện

Lưu ý : Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tính năng trên bằng cách truy cập vào url mà không cần phải đăng nhập, do đó sau khi đã fix database xong bạn nên vô hiệu tính năng này bằng cách sửa lại là define( ‘WP_ALLOW_REPAIR’, false );

Cấu hình bảo mật và an toàn cho WordPress

Plugin & Theme Editor

Theo mặc định thì WordPress cho phép bạn chỉnh sửa các file *.php, *.js,… của Theme hoặc Plugin ngay trong trang quản trị của WordPress. Điều này là không cần thiết và không nên sử dụng, nếu bạn cần chỉnh sửa các file .php hoặc bất kỳ file này trong mã nguồn website thì chỉ nên dùng các chương trình IDE như PhpStorm, NetBeans, Notepad++, Sublime Text,… rồi upload lên host bằng các chương trình FTP clients như FileZilla, WinSCP,…

Để vô hiệu tính năng Plugin & Theme Editor của WordPress, bạn thêm dòng sau vào file wp-config.php

define( 'DISALLOW_FILE_EDIT', true ); /* Vô hiệu tính năng chỉnh sửa file của Plugin & Theme tại trang quản trị của WordPress */

Sử dụng SSL (https) khi đăng nhập

Nếu bạn muốn Username & Password của người dùng an toàn hơn thì có thể cấu hình WordPress bắt buộc sử dụng SSL khi đăng nhập

define( 'FORCE_SSL_LOGIN', true ); /* Kích hoạt tính năng bắt buộc sử dụng SSL khi người dùng đăng nhập tài khoản WordPress */

Ngoài ra bạn cũng có thể cấu hình cho WordPress bắt buộc sử dụng SSL khi truy cập vào trang quản trị (/wp-admin/*)

define( 'FORCE_SSL_ADMIN', true ); /* Kích hoạt tính năng bắt buộc sử dụng SSL khi truy cập vào các trang quản trị của WordPress /wp-admin/ */

Auto Update Core WordPress

Nếu bạn muốn Core WordPress (mã nguồn chính của WordPress, không phải Theme hay Plugin) luôn tự động cập nhật những phiên bản mới nhất của WordPress (từ trang https://wordpress.org/ ) thì thêm dòng sau :

define( 'WP_AUTO_UPDATE_CORE', true ); /* Kích hoạt tính năng tự động cập nhật phiên bản mới nhất của WordPress */

Debug WordPress – Tìm lỗi website WordPress

Nếu bạn là Developer thì việc tìm các lỗi có trong website WordPress là việc nên làm để cải thiện hiệu năng và các lỗi của website.

Tuy nhiên việc hiển thị các lỗi của website không nên thực hiện trên website chính, bạn chỉ nên kích hoạt tính năng hiển thị lỗi của Web trên local hoặc phiên bản test.

Để kích hoạt trạng thái debug của WordPress trên phiên bản test, bạn sử dụng :

@ini_set( 'log_errors', 'Off' );
@ini_set( 'display_errors', 'On' );
define( 'WP_DEBUG', true ); /* Kích hoạt trạng thái Debug WordPress */
define( 'WP_DEBUG_LOG', false );
define( 'WP_DEBUG_DISPLAY', true );

Còn trên phiên bản public của website bạn nên sử dụng :

@ini_set( 'log_errors', 'On' );
@ini_set( 'display_errors', 'Off' );
define( 'WP_DEBUG', false ); /* Kích hoạt trạng thái Debug WordPress */
define( 'WP_DEBUG_LOG', true );
define( 'WP_DEBUG_DISPLAY', false );

Nếu bạn muốn chỉnh sửa các file JavaScript (*.js) hoặc Cascading Style Sheets (*.css) nằm trong các thư mục wp-includes/js, wp-includes/css, wp-admin/js, và wp-admin/css thì có thể sử dụng :

define( 'SCRIPT_DEBUG', true ); /* Kích hoạt trạng thái Debug .js & .css WordPress */

define( ‘SCRIPT_DEBUG’, true ); sẽ nạp các file chưa nén (uncompressed) thay vì các file đã làm nhỏ gọn (minify) như *.min.css và *.min.js chứa trong các thư mục trên.

Hy vọng với bài viết này của xTraffic.pep.vn , các bạn sẽ biết cách tối ưu cấu hình WordPress để giúp website của bạn nhanh hơn và an toàn hơn.

Leave a Comment