Thiết kế & phát triển website thân thiện với công cụ tìm kiếm – Thẻ meta

Thẻ meta ban đầu được tạo ra nhằm thay thế nội dung hiện thị của một website. Với danh sách dưới đây, bạn sẽ được cung cấp thông tin về một số thẻ meta cơ bản kèm hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

Thiết kế & phát triển website thân thiện với công cụ tìm kiếm - Thẻ meta - meta tag SearchEngineLand Thẻ meta - Search Engine Marketing Digital Marketing Marketing

Meta robot

Thẻ meta robot thường được sử dụng để ngăn chặn mọi hoạt động của các spider khi chúng đi “tuần tra” (ngay cả những công cụ tìm kiếm chính) theo một cấp độ trang nào đó. Có một vài cách sử dụng thẻ meta robot thường gặp sau đây :

Index/Noindex (lập chỉ mục/không lập chỉ mục) : nói với máy tìm kiếm rằng trang này có muốn được lập chỉ mục và được lưu vào bộ nhớ cho những truy hồi sau này hay không. Nếu bạn chọn Noindex cho một trang bất kỳ, trang đó sẽ bị loại trừ khỏi máy tìm kiếm. Điều ngược lại cũng tương tự nhưng vì công cụ tìm kiếm được mặc định lập chỉ mục cho mọi trang chúng ghé thăm, vì thế lệnh Index có vẻ dư thừa.

Follow/Nofollow (theo/không theo) : lệnh này cho phép bạn quyết định những link nào trong site nên được thu thập và đi theo bởi máy tìm kiếm (xem thêm). Với quyết định đặt lệnh Nofollow vào một đường link, nó sẽ không được ghé thăm cũng như không được sử dụng nhằm mục đích xếp hạng. Hiển nhiên mọi trang đều đã có sẵn lệnh Follow theo mặc định.

Ví dụ: <META NAME=”ROBOTS” CONTENT=”NOINDEX, NOFOLLOW”>

Noarchive (không được lưu trữ) : được dùng để ngăn maý tìm kiếm lưu trữ bộ nhớ truy cập nhanh của trang (cache). Theo mặc định, các công cụ tìm kiếm sẽ lưu trữ bản sao của tất cả các trang này, người tìm kiếm vẫn có thể tiếp cận chúng thông qua liên kết “cache” trên kết quả tìm kiếm.

Nosnippet (không hiển thị đoạn trích) : lệnh này nhằm báo cho máy tìm kiếm biết văn bản mô tả sẽ không được hiện thị kế bên tiêu đề trang và URL trong kết quả tìm kiếm.

Noodp/noydir : là một thẻ chuyên dụng ngăn chặn công cụ tìm kiếm sử dụng đoạn trích mô tả về trang của bạn từ Open Directory Project (DMOZ) hay Danh Bạ Yahoo! để hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Thẻ X-Robots-Tag của HTTP header cũng hoạt động theo các tiêu chí này. Kĩ thuật này rất hiệu quả cho các nội dung không thuộc tệp tin HTML, như hình ảnh.

Thẻ meta miêu tả

Thẻ meta miêu tả được tạo ra nhằm miêu tả ngắn gọn nội dung website. Chúng không mang lại tác động tích cực trong việc cải thiện thứ hạng, nhưng chúng lại là ứng cử đầu tiên cho vị trí văn bản miêu tả kèm theo kết quả tìm kiếm.

Nội dung trong thẻ meta miêu tả sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc quảng bá nội dung, tăng tỷ lệ nhấp chuột, thúc đẩy chiến lược quảng bá thông qua công cụ tìm kiếm. Những từ khóa người dùng tìm kiếm đã được máy tìm kiếm bôi đậm trong các kết quả, vì thế viết một thẻ meta miêu tả ngắn gọn, rõ ràng, chứa đủ từ khóa chiến lược là điều mà các SEOer không thể bỏ qua.

Bạn có thể viết thẻ meta miêu tả dài bao nhiều tùy thích, nhưng máy tìm kiếm sẽ chỉ hiện thị tối đa trong phạm vi 160 ký tự. Sẽ rất sáng suốt nếu bạn để tâm đến quy luật này.

Trong trường hợp không có thẻ meta miêu tả, máy tìm kiếm sẽ sử dụng những yếu tố khác để thay thế cho vị trí miêu tả kèm theo kết quả tìm kiếm. Với những website nhắm vào nhiều từ khóa, cách này có vẻ mang lại hiệu quả cao.

Thiết kế & phát triển website thân thiện với công cụ tìm kiếm - Thẻ meta - meta tag SearchEngineLand Thẻ meta - Search Engine Marketing Digital Marketing Marketing

Các thẻ meta thứ yếu khác

Thẻ meta từ khóa : Thẻ meta từ khóa từng có giá trị trong khoảng thời gian trước đây, nhưng hiện nay đã không còn mấy giá trị hay tầm quan trọng trong tối ưu hóa nữa. Để tìm hiểu thêm về quá trình “thoái vị” của thẻ meta từ khóa, bạn có thể đọc Meta Keywords Tag 101 của SearchEngineLand.

Thẻ Meta refresh, meta revisit-after, meta content type, … Mặc dù chúng có tác động đến đến quá trình SEO, nhưng trọng lượng của chúng khá nhẹ. Bạn có thể tìm hiểu thêm từ Google’s Webmaster Tools Help để biết thêm chi tiết.

Leave a Comment